Hello
Phòng Bán Hàng Trực Tuyến
Điện thoại: (024) 3516.0888 – 1900 0323 (phím 1)
Showroom 49 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (024) 3563.9488 – 1900 0323 (phím 2)
Phòng Dự Án Và Doanh Nghiệp
Điện thoại: (024) 0919.917.001– 1900 0323 (phím 3)
An Phát 84T/14 Trần Đình Xu – TP HCM
Điện thoại: (028) 3838.6576 – (028).3838.6569
Tư Vấn Trả Góp
Điện thoại: 1900.0323 phím 4 – 0936.021.377
Hỗ Trợ Kĩ Thuật
Điện thoại: 1900.0323 phím 5 - 0902.118.180 hoặc 090.218.5566
Hỗ Trợ Bảo Hành
Điện thoại: 1900.0323 phím 6 - 0918.420.480
Khách hàng Online
Khách hàng Showroom Hà Nội
◆ 49 Thái Hà
Hotline - 0918.557.006◆ 151 Lê Thanh Nghị
Hotline - 0983.94.9987◆ 63 Trần Thái Tông
Hotline - 0862.136.488◆ Bắc Ninh
Hotline - 0972.166.640Khách hàng Showroom TP.HCM
◆158-160 Lý Thường Kiệt
Hotline - 0917.948.081◆ 330-332 Võ Văn Tần
Hotline - 0931.105.498Khách hàng Doanh nghiệp - Dự án
◆ TP. HCM
Hotline - 0909.143.970Giới thiệu
Intel đã giới thiệu dòng vi xử lý Gen 12 cùng với chipset Z690 gần hai tháng trước đây. So với các thế hệ vi xử lý trước đó, Intel Gen 12 có thể nói là một cuộc cách mạng nhỏ trong thế giới của kiến trúc x86, bởi các vi xử lý thuộc thế hệ này là những bộ xử lý đầu tiên tích hợp kiến trúc lai. Quá trình này bao gồm việc kết hợp hai loại nhân khác nhau trên cùng một con chip. Nhân đầu tiên, được gọi là Performance-Cores (Hiệu suất), dành riêng cho hiệu suất trong các tựa game và ứng dụng đơn luồng sử dụng nhiều tài nguyên. Nhân thứ hai, được gọi là Efficient-Cores (Hiệu quả năng lượng), đặc biệt hiệu quả cho đa nhiệm và xử lý các tác vụ phụ trợ. Cả hai kết hợp sẽ mang lại hiệu suất ngoạn mục và khả năng đáp ứng đáng kinh ngạc cho hệ thống trong nhiều ứng dụng.
Ban đầu, Intel chỉ giới thiệu các dòng bo mạch chủ sử dụng chipset Z690 với nhiều công nghệ tiên tiến đi kèm. Tuy nhiên, những dòng bo mạch chủ sử dụng chipset Z690 lại quá đắt đỏ, vì thế đó là rào cản lớn đối với nhiều người dùng ở phân khúc chủ đạo.
Không phải để người dùng phải chờ đợi thêm nữa, Intel cuối cùng cũng đã công bố các dòng chipset thấp hơn, bao gồm H610, B660 và H670 để bổ sung vào danh mục sản phẩm. Các dòng chipset kể trên không hỗ trợ ép xung vi xử lý. Đặc biệt, H610 là chipset cấp thấp hỗ trợ CPU Intel Gen 12 và phù hợp với các hệ thống PC phổ thông.
Bo mạch chủ Gigabyte H610M H DDR4
Thiết kế và tính thẩm mỹ Gigabyte H610M H DDR4 vẫn theo đúng phong cách mà Gigabyte áp dụng cho dòng Ultra Durable của hãng. Mặt trước khá đơn giản với dòng chữ H610M H DDR4 nổi bật, còn mặt sau in đầy đủ các đặc tả kĩ thuật chuyên sâu cũng như thể hiện hình ảnh đặc trưng của bo mạch chủ.
Mạch VRM được cải tiến
Việc cải tiến VRM và layer PCB của dòng bo mạch chủ Z690 là điều bắt buộc phải làm, không chỉ riêng Gigabyte mà tất cả các hãng đều phải cải tiến. Thứ nhất là tuân thủ theo tiêu chuẩn ATX mới từ Intel trong đó việc thay đổi các đặc tả kĩ thuật về giá trị PL của các vi xử lý Intel Gen 12 đã tăng lên đáng kể. Điều thứ hai đó là các vi xử lý Intel Gen 12 khi hoạt động thực tế trong các ứng dụng load AVX sẽ khiến cho CPU Package hay giá trị PL rất lớn. Do đó, các bo mạch chủ cần phải tăng cường khả năng thiết kế của mạch VRM nhằm đáp ứng cũng như chạy ổn định các vi xử lý Intel Gen 12.
Tuy nhiên, Gigabyte H610M H DDR4 là một bo mạch chủ phổ thông, cho nên chúng ta sẽ không thấy sự xuất hiện của các miếng nhôm tản nhiệt cho mạch VRM. Đi sâu vào chi tiết mạch VRM của H610M H DDR4, bo mạch chủ được thiết kế các thành phần theo cấu hình 6 + 1 + 1 phase, bao gồm 6 phase cho CPU VCORE, 1 phase cho VCCGT và 1 phase cho VCCAUX. VCCAUX là thành phần có chức năng tương tự như VCCIO/VCCSA mà Intel gán cho các vi xử lý thế hệ trước, nhưng ở thế hệ Intel Gen 12 hãng thay tên đổi họ. Bản thân VCCAUX chịu trách nhiệm cấp nguồn/điều khiển cho bộ điều khiển bộ nhớ của CPU và Bộ điều khiển PCIe.
Bộ điều khiển PWM được sử dụng để điều khiển các thành phần trong mạch VRM là NCP81530 (cấu hình 6+1). Gigabyte trang bị các Mosfet trở kháng thấp bao gồm 01 Mosfet Vishay Siliconix SiRA18DP đóng vai trò High Side và 02 Mosfet SiRA12DP đóng vai trò Low Side cho mỗi phase. Cùng với đầu cấp nguồn 8 Pin EPS và tụ rắn 5K giúp cho việc tăng cường và cải thiện được điện áp của bo mạch chủ lên CPU một cách rất hiệu quả.
Hỗ trợ bộ nhớ kênh đôi xung nhịp 3200MHz
Gigabyte H610M H DDR4 là sản phẩm bo mạch chủ ở phân khúc phổ thông, cho nên chỉ hỗ trợ hai slot DRR4 ở chế độ dual channel với dung lượng tối đa 64GB, xung nhịp bộ nhớ hỗ trợ tối đa 3200MHz khi chạy với các vi xử lý Intel Gen 12.
Khe cắm mở rộng PCI Express 4.0 x16 thời thượng
Có hai khe cắm mở rộng trên bo mạch chủ: một khe cắm PCI Express 4.0 x16 kết nối với CPU và một khe cắm 3.0 x1 kết nối với chipset. Người dùng có thể sử dụng tổng cộng 5 thiết bị lưu trữ, 1 M.2 và 4 SATA, trong đó khe cắm M.2 hỗ trợ PCI Express 3.0 x4 và SATA. Chip điều khiển âm thanh chỉ sử dụng loại Realtek ALC897 vốn được trang bị ở những dòng bo mạch chủ cơ bản. Tụ âm thanh được trang bị 4 tụ đến từ thương hiệu nổi tiếng Nichicon.
Phần cổng I / O Panel từ bên trái đổ sang là PS / 2, D-Sub, HDMI, USB 2.0 2x, USB 3.2 Gen1 2x, cổng LAN 1GbE, USB 2.0 2x, Jack cắm âm thanh.
Tổng kết
Nhìn chung H610M H DDR4 là một bo mạch chủ phù hợp với nhiều đối tượng người dùng phổ thông muốn sử dụng các vi xử lý Intel Gen 12 mới nhất. Sản phẩm thích hợp chạy với các vi xử lý Intel Gen 12 Core i5/i3 trong các tác vụ thiên về gaming, văn phòng với chi phí thấp.
ViewSonic VA2708 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm một màn hình đồ họa chất lượng với mức giá phải chăng.
ViewSonic VX2528J là một trong những sản phẩm màn hình gaming mới nhất trên thị trường, nổi bật với tần số quét 180Hz và kích thước 25 inch.
Ra mắt đầu năm 2025, ViewFinity S9 S90PC sở hữu màn hình 27 inch với độ phân giải siêu cao 5K (5120 x 2880 pixels), tấm nền IPS chống phản sáng tuyệt đẹp, khả ...
ASUS ProArt Display PA27JCV xứng đáng là một trong những màn hình đồ họa tốt nhất trên thị trường hiện nay. Nó hội tụ đầy đủ các yếu tố quan trọng như ...
Trả lời