Hello
Phòng Bán Hàng Trực Tuyến
Điện thoại: (024) 3516.0888 – 1900 0323 (phím 1)
Showroom 49 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (024) 3563.9488 – 1900 0323 (phím 2)
Phòng Dự Án Và Doanh Nghiệp
Điện thoại: (024) 0919.917.001– 1900 0323 (phím 3)
An Phát 84T/14 Trần Đình Xu – TP HCM
Điện thoại: (028) 3838.6576 – (028).3838.6569
Tư Vấn Trả Góp
Điện thoại: 1900.0323 phím 4 – 0936.021.377
Hỗ Trợ Kĩ Thuật
Điện thoại: 1900.0323 phím 5 - 0902.118.180 hoặc 090.218.5566
Hỗ Trợ Bảo Hành
Điện thoại: 1900.0323 phím 6 - 0918.420.480
Khách hàng Online
Khách hàng Showroom Hà Nội
◆ 49 Thái Hà
Hotline - 0918.557.006◆ 151 Lê Thanh Nghị
Hotline - 0983.94.9987◆ 63 Trần Thái Tông
Hotline - 0862.136.488◆ Bắc Ninh
Hotline - 0972.166.640Khách hàng Showroom TP.HCM
◆158-160 Lý Thường Kiệt
Hotline - 0917.948.081◆ 330-332 Võ Văn Tần
Hotline - 0931.105.498Khách hàng Doanh nghiệp - Dự án
◆ TP. HCM
Hotline - 0909.143.970CPU socket là một ổ kết nối giữa bộ vi xử lý (CPU) và bo mạch chủ (mainboard), trong đó có các liên kết về cơ học và mạch điện phức tạp, cùng với khuôn và lẫy kẹp giúp cố định CPU một cách cực kỳ vững chắc. Các đời CPU là rất đa dạng và CPU socket của từng hãng cũng đa dạng theo để phục vụ kết nối giữa CPU và mainboard.
Trước khi có ý định sắm cho mình một CPU mới, hãy chắc chắn rằng socket của CPU đó khớp được với mainboard hiện tại của bạn. Hoặc trong trường hợp nâng cấp cả CPU lẫn mainboard cũng cần khớp thông tin như vậy.
LGA (Land Grid Array) là loại CPU socket hàn cố định vào mainboard, xuất hiện trên nhiều loại mainboard sử dụng cho CPU nhà Intel.
Có rất nhiều chân tiếp xúc nhỏ nằm ở trong khu vực socket này để tiếp xúc vật lý với CPU và chân tiếp xúc này khá nhạy cảm. Nếu chẳng may bị va chạm bởi các đồ vật khác rơi vào hay lắp CPU không cẩn thận thì sẽ cong thậm chí là gãy (mà dân máy tính hay gọi là “cong chân socket”). Việc nắn lại chân LGA socket là không hề đơn giản, bởi về thẩm mỹ có thể nắn lại trông gần đồng bộ được như cũ nhưng CPU có hoạt động ổn định về lâu dài không lại là một chuyện khác.
* Các chuẩn LGA của Intel qua từng thời kỳ:
- Socket 423: Là loại socket đã đẩy Pentium 4 lên hàng huyền thoại, là một tiêu chuẩn chất lượng lừng lẫy một thời và là “giấc mơ” của bao hệ thống máy tính cá nhân thời kỳ đầu những năm 2000.
- LGA 711: Là socket phục vụ cho thế hệ Core 2 tiếp theo và Xeon phục vụ máy chủ.
- LGA 775: Xuất hiện vào năm 2004 phục vụ cho Dual-core và Core 2 Duo.
- LGA 1155: Được giới thiệu vào năm 2011 dành cho các CPU kiến trúc Sandy Bridge.
- LGA 1356: Ra đời vào năm 2012 và là một giải pháp cho các máy chủ sử dụng bộ vi xử lý kép.
- LGA 1151: Thay thế LGA1150, được giới thiệu vào năm 2015. Năm 2017, phiên bản 1151v2 xuất hiện gây tranh cãi vì không thể tương thích ngược với các CPU sử dụng socket LGA 1151.
- LGA 2066: Thay thế cho LGA 2011-3 được phát hành vào năm 2017.
- LGA 1200: Được phát hành vào quý 2 năm 2020 cho kiến trúc Comet Lake.
- LGA 1700: là socket mới nhất hiện tại phục vụ cho CPU đời thứ 12 của Intel.
Socket Intel LGA 1700 & LGA 1200
PGA (Pin Grid Array) là một CPU socket có hình chữ nhật hoặc hình vuông. Ngược với socket LGA có rất nhiều chân đồng tiếp xúc thì PGA lại là những lỗ cắm và chân tiếp xúc lại nằm trên CPU. Điển hình sử dụng loại CPU socket này thuộc về nhà AMD và phổ biến gần đây nhất là Ryzen AM4.
Trên thực tế, đối với người mới tìm hiểu thì khi lắp CPU AMD Ryzen socket AM4 lại có phần dễ dàng hơn khi lắp CPU Intel. Chân tiếp xúc trên CPU AMD có phần to và vững chắc hơn, cùng với nhiều khuôn hỗ trợ thao thác khớp CPU vào mainboard như được “cầm tay chỉ việc”. Tuy nhiên khi lắp chúng ta vẫn cần chú ý từ tốn và cẩn thận.
* Các chuẩn PGA của AMD qua từng thời kỳ:
- Socket A: Được giới thiệu vào năm 1999 như một giải pháp cho CPU Athlon, đối thủ cạnh tranh chính của Intel Pentium III.
- Socket 754: Đây là socket đầu tiên được sử dụng trong bộ vi xử lý AMD Athlon 64. Loại socket này phục vụ cả Turion và Sempron.
- Socket 939: Phiên bản “Đơn giản hóa” của máy chủ Socket 940. Được sử dụng từ năm 2004.
AM3. Xuất hiện vào năm 2009. Được thiết kế cho các bộ vi xử lý đã hỗ trợ DDR3.
FM1. Được giới thiệu vào năm 2011 như một giải pháp cho các CPU lai với kiến trúc Fusion.
AM1. Được giới thiệu vào năm 2014 cho các CPU Kabini giá rẻ với vi kiến trúc Jaguar.
AM4. Được giới thiệu vào năm 2016 phục vụ cho bộ vi xử lý thương hiệu Ryzen trên kiến trúc Zen. Khác với Intel, đây là loại socket phục vụ rất nhiều đời CPU liên tiếp.
Socket AMD AM4
Riêng TR4 phát triển riêng cho bộ vi xử lý Ryzen Threadripper sử dụng loại socket LGA. TR4 được phát hành vào năm 2017 và vẫn được sử dụng cho tới năm 2022 hiện nay.
Socket AMD TR4
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về CPU socket hay những loại CPU socket nào phổ biến hiện tại, hãy để lại câu hỏi ngay bên dưới hoặc liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên tư vấn của An Phát Computer ngay nhé! Chúng tôi sẽ giúp bạn! (Hotline: 1900.0323 phím 6)
ViewSonic VA2708 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm một màn hình đồ họa chất lượng với mức giá phải chăng.
ViewSonic VX2528J là một trong những sản phẩm màn hình gaming mới nhất trên thị trường, nổi bật với tần số quét 180Hz và kích thước 25 inch.
Ra mắt đầu năm 2025, ViewFinity S9 S90PC sở hữu màn hình 27 inch với độ phân giải siêu cao 5K (5120 x 2880 pixels), tấm nền IPS chống phản sáng tuyệt đẹp, khả ...
ASUS ProArt Display PA27JCV xứng đáng là một trong những màn hình đồ họa tốt nhất trên thị trường hiện nay. Nó hội tụ đầy đủ các yếu tố quan trọng như ...
Trả lời