Hello

Hà Nội: 49 Thái Hà | 151 Lê Thanh Nghị và 63 Trần Thái Tông ● HCM: 158 - 160 Lý Thường Kiệt | 330-332 Võ Văn Tần ● Bắc Ninh: Số 4 Nguyễn Văn Cừ - Ninh Xá

DANH MỤC SẢN PHẨM

Mainboard - Bo Mạch Chủ

Sản phẩm đang được cập nhật

1. Mainboard là gì?

Mainboard hay còn được gọi là bo mạch chủ (motherboard) là một linh kiện cực kỳ quan trọng đối với cả máy tính để bàn và Laptop. Mainboard đóng vai trò như là một bộ khung xương giúp kết nối các linh kiện bên trong thành thể thống nhất bao gồm bộ vi xử lý (CPU), bộ nhớ (RAM), ổ cứng (HDD hoặc SSD), các thiết bị đầu vào và đầu ra và các card mở rộng như card đồ họa, card âm thanh,...

Nhờ vào Mainboard mà các linh kiện mới có thể liên kết với nhau và hoạt động một cách bình thường. Chính vì vậy, việc chọn mua được một mẫu Mainboard tốt, phù hợp với các linh kiện là điều cực kỳ quan trọng khi Build PC.

2. Các thông số kĩ thuật trên Mainboard

2.1. Form Factor

Form Factor là thuật ngữ để nối về kích thước và hình dạng của Mainboard. Form Factor là một yếu tốc quan trọng khi bạn chọn lựa Mainboard cho bộ PC của mình. Kích thước của Mainboard sẽ ảnh hưởng tới số lượng khe cắm mở rộng và Vỏ Case máy tính cần để lắp đặt.

Các Form Factor thông dụng của Mainboard là ATX, ITX và còn có BTX.

Trên thị trường ngày nay. Mainboard ATX vẫn là chuẩn thông dụng và được sử dụng rộng rãi nhất hiện tại. Form Factor ATX có kích thước chuẩn là 12 x 9,6 inch (30,5 x 24,4 cm).

Một Mainboard ATX sẽ được trang bị đầy đủ các khe cắm cần thiết và có thêm từ 2 - 4 khe cắm PICe để nâng cấp card đồ họa, 4 khe cắm RAM chuẩn DIMM hỗ trợ chạy kênh đôi. Ngoài ra, chuẩn ATX thường cũng thêm nhiều khe cắm mở rộng cho Card màn hình, Card âm thanh, cổng SATA, các bộ adapter khác…

Mainboard ATX cũng có nhiều phiên bản mở rộng khác để phù hợp với nhiều loại máy hơn như: 

  • E-ATX ( Extended ATX) : 12 x 13 in (304 x 330 mm)
  • Micro-ATX: 9.6 × 9.6 in (244 × 244 mm)

Hiện đại hơn, dòng Mainboard BTX là dòng bo mạch chủ được các game thủ hay nhân viên thiết kế đồ họa có nhu cầu sử dụng với cường độ cao rất ưa chuộng. Điểm cải tiến hơn của BTX đó chính là thiết kế quạ gió nằm ngang làm tăng hiệu quả tản nhiệt, cải thiện rõ rệt hiệu suất máy tính.

Kích thước cơ bản của BTX là 10.5 × 12.8 in (266.70 × 325.12 mm), ngoài ra cũng có nhiều phiên bản khác để phù hợp với các dòng máy: 

  • Micro-BTX (uBTX): 10.5 × 10.4 in (266.70 × 264.16 mm)
  • Nano-BTX: 10.5 × 8.8 in (266.70 × 223.52 mm)
  • Pico-BTX: 10.5 × 8.0 in (266.70 × 203.20 mm)

Vẫn còn một loại chuẩn Mainboard nữa đó là ITX. Đây là mainboard có kích thước nhỏ nhất dành để xây dựng những bộ PC nhỏ gọn. Vì có kích thước nhỏ nên Mainboard ITX có thể lắp được 1 khe PCI-e, 2 khe RAM và từ 2 - 4 cổng SATA.

2.2. CPU Socket

CPU Socket được hiểu là phần ổ cắm để kết nối giữa CPU và Mainboard. CPU Socket sẽ cố định CPU trên Mainboard, đảm bảo không có tình trạng lỏng lẻo gây ảnh hưởng tới luồng tín hiệu truyền tải giữa CPU và Mainboard.

Thông số Mainboard về CPU Socket cho biết loại CPU mà bo mạch chủ tương thích. Socket của CPU và Mainboard phải đồng bộ thì máy tính mới có thể hoạt động được. 2 Socket cơ bản và thông dụng nhất trên Mainboard là Socket LGA dành cho CPU Intel Socket AM dành cho CPU AMD.

2.3. Chipset 

Chipset là một nhóm các mạch tích hợp được thiết kế để thực hiện chức năng quản lý và điều khiển các phần cứng khác nhau trên máy tính. Trong máy tính, từ Chipset Mainboard đóng vai trò như bộ não thu nhỏ khi là trung tâm trong việc điều phối, kết nối hoạt động của những phần cứng khác.

Chipset ảnh hưởng tới việc lựa chọn những linh kiện tương thích khác như CPU, RAM, ổ cứng SSD,...

Một số Chipset phổ biến:

  • Chipset CPU Intel: H610, B660, Z690
  • Chipset CPU AMD: A520, B550, X570

Bạn đọc cũng đặc biệt cần chú ý tới thông số Mainboard này để có thể đưa ra lựa chọn Mainboard phù hợp nhé !

2.4. Khe cắm RAM

Số lượng khe cắm RAM quyết định số lượng thanh RAM mà bạn có thể lắp vào máy tính. Bạn có thể chọn sử dụng các kênh Single RAM, Dual RAM,Triple Channel hay Quad Channel bằng cách lắp thêm các thanh RAM lên Mainboard.

Tùy thuộc vào kích thước và loại bo mạch chủ mà sẽ có số lượng khe cắm RAM và hỗ trợ cho các chuẩn RAM (DDR) khác nhau.

5. Chuẩn PCIe cho cổng kết nối

Hiện kết nối PCIe đã ra tới thế hệ thứ 5 tức PCIe 5.0 và các thế hệ trước đó là PCIe 4.0, PCIe 3.0, PCIe 2.0, PCIe 1.0. Chuẩn PCIe được tạo ra để thay thế cho các chuẩn kết nối cũ hơn như AGP hoặc PCI nhằm tăng tốc độ băng thông, tăng tốc độ truyền tải dữ liệu. Ngoài ra ta còn có một phiên bản xịn hơn có tên gọi là ePCIe (External PCI Express), vì là phiên bản đặc biệt nên nó ít được xuất hiện trên những chiếc mainboard thông thường. 

Chuẩn PCIe còn có các Làn PCIe (PCie Lane) cho khả năng tương thích và truyền dẫn dữ liệu với tốc độ khác nhau.

Khe kết nối mở rộng sử dụng để gắn thêm ổ cứng SSD, Card màn hình, Card âm thanh, Card mạng,...để mở rộng thêm các tính năng cho máy tính.

6. Ổ cứng hỗ trợ

Khi chọn mua Mainboard, thông số ổ cứng được hỗ trợ cũng rất đáng để chú ý. Nó quyết định xem Mainboard của bạn có thể lắp đặt được những loại ổ cứng nào, số lượng tối đa là bao nhiêu.

Build PC hiện tại người dùng đang dần có xu hướng chuyển sang sử dụng ổ cứng SSD thay vì ổ cứng HDD như nhiều năm trước. Ổ cứng SSD nhỏ gọn hơn, tốc độ cao hơn tuy nhiên giá thành cũng có phần cao hơn HDD.

Để xem ổ cứng mà Mainboard hỗ trợ, bạn hãy chú ý tới phần khe cắm M.2, khe cắm PCIe, kết nối SATA,..để chọn lựa những ổ cứng phù hợp nhất với Mainboard.

7. Kết nối mạng

*Kết nối Ethernet

Mỗi Mainboard lại có thông số kĩ thuật về Chip kết nối Ethernet khác nhau thể hiện khả năng kết kết nối mạng với tốc độ đường truyền khác nhau.

*Wifi

Để phục vụ nhà ở hiện đại, không tiện đi dây LAN thì các hãng sản xuất đang tích hợp Card Wifi sẵn vào Mainboard cho phép người dùng có thể sử dụng kết nối mạng không dây cho chiếc PC của mình.

3. Các dòng Mainboard thông dụng

Phân theo Chipset, trên thị trường hiện nay các dòng Mainboard thông dụng hiện nay được chia thành 3 phân khúc: Phổ thông, Trung Cấp và Cao cấp.

Dòng Mainboard phổ thông: Phù hợp cho dòng CPU giá rẻ Intel Core i3 hoặc Ryzen 3 đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng cơ bản.

Dòng Mainboard trung cấp: Phù hợp cho dòng CPU trung cấp Intel Core i5 hoặc Ryzen 5 đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nâng cao, hỗ trợ ép xung nhẹ.

Dòng Mainboard cao cấp: Phù hợp cho dòng CPU cao cấp Intel Core i7/i9 hoặc Ryzen 7/9 đáp ứng nhu cầu sử dụng chuyên nghiệp, hỗ trợ ép xung mạnh.

Để phân loại các dòng Mainboard theo phân khúc, ta cần nhìn vào phần tiền tố trong tên của Mainboard.

  Mainboard cho CPU Intel Mainboard cho CPU AMD Ryzen
Phổ thông Dòng H Dòng A
Trung cấp Dòng B Dòng B
Cao cấp Dòng Z Dòng X

4. Các thương hiệu Mainboard uy tín

Một số hãng Mainboard tốt nhất hiện nay:

Hiện nay, tại An Phát Computer đang phân phối tất cả các sản phẩm Mainboard đến từ các thương hiệu hàng đầu hiện nay nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan hãy để lại câu hỏi ngay bên dưới hoặc liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên tư vấn của An Phát Computer ngay nhé! Chúng tôi sẽ giúp bạn! (Hotline: 1900.0323 )

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

XEM TẤT CẢ
Chọn An Phát, Trọn An Tâm ❣️
X
So sánh (0)

SO SÁNH SẢN PHẨM

DMCA.com Protection Status